Đánh giá kết quả cụ thể 32 

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển dịch vụ tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam (BIDV) (Trang 43 - 52)

2.2. Thực trạng hoạt động Dịch vụ tại hệ thống BIDV 30 

2.2.2.2. Đánh giá kết quả cụ thể 32 

2.2.2.2.1 Theo đối tượng thực hiện

Bảng 2.2: Kết quả thu ròng dịch vụ theo đối tượng thực hiện

ĐVT: Tỷ đồng

STT Đối tượng 2008 2009 2010 2011

Khối NHTM 1.592,2 958 1.306 2.270

1 Hội sở chính 375 -76 -81 -54

2 Chi nhánh 1.217,2 1.034 1.387 2.324

Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động dịch vụ BIDV 2008-2011

Có thể thấy, trong khối NHTM, thu dịch vụ ròng do các chi nhánh mang lại chiếm phần lớn trong tổng thu, Hội sở chính chỉ đóng vai trị thứ yếu. Cá biệt trong năm 2011, thu dịch vụ ròng của Hội sở chính lỗ 54 tỷ, chủ yếu là do Hội sở chính là đơn vị chịu các chi phí chung của các dịch vụ thanh tốn (các chi phí phải trả cho NHNN, các

Trang 33

TCTD, tổ chức thanh tốn trong và ngồi nước), BSMS (chi phí trả cho VNPT hạch tốn tại trung tâm CNTT)...

Thu rịng của khối NHTM đến hết 31/12/2011 đạt 2.270 tỷ, được phân bổ theo các cụm hoạt động như sau:

Bảng 2.3: Thu ròng dịch vụ theo cụm hoạt động và tỷ trọng đóng góp trong tổng thu

dịch vụ toàn hệ thống ĐVT: Tỷ đồng

Cụm hoạt động (chia theo vị trí địa lý của các chi nhánh) 2008 2009 2010 2011 Số tuyệt đối Tỷ trọng Số tuyệt đối Tỷ trọng Số tuyệt đối Tỷ trọng Số tuyệt đối Tỷ trọng Động lực phía Bắc(32CN) 558 35% 381 40% 622 48% 1.005 45% Đồng bằng sông Hồng(4CN) 35 2% 40 4% 47 4% 70 3% Bắc Trung Bộ(11CN) 47 3% 64 7% 80 6% 122 5% Nam Trung Bộ(10CN) 76 5% 87 9% 113 9% 174 8%

Miền núi phía Bắc(14CN) 62 4% 62 6% 110 8% 154 7%

Tây Nguyên(9CN) 43 3% 51 5% 53 4% 97 4%

Động lực phía Nam(21CN) 362 23% 284 30% 277 20% 591 26% Đồng bằng sông Cửu Long(13CN) 69 4% 65 7% 85 7% 110 4%

Hội sở chính 340 21% -76 -8% -81 -6% -54 -2%

Tổng cộng 1.592 100% 958 100% 1.306 100% 2.270 100% Nguồn: Báo cáo hoạt động chi nhánh 2008-2011

Đồ thị 2.3: Thu dịch vụ ròng theo cụm hoạt động năm 2011.

Trang 34

Có thể nhận thấy rằng, cụm động lực phía Bắc ln là đơn vị dẫn đầu trong nhiều năm liền về tỷ trọng đóng góp trong tổng thu dịch vụ của tồn hệ thống; tiếp đến là cụm động lực phía Nam; đứng thứ ba là khu vực Nam Trung Bộ. Đồng bằng sông Hồng, Miền núi phía Bắc, Tây Nguyên và Bắc Trung Bộ là những khu vực có mức đóng góp thấp trong tổng thu rịng của tồn hệ thống. Một điều dễ nhận thấy là mức chênh lệch giữa các cụm hoạt động rất lớn, giữa cụm dẫn đầu (Động lực phía Bắc) và cụm cuối bảng (Đồng bằng sơng Hồng) chênh nhau đến hơn 14 lần.

2.2.2.2.2 Theo dòng sản phẩm Bảng 2.4: Thu ròng dịch vụ theo sản phẩm ĐVT: Tỷ đồng Stt Sản phẩm 2008 2009 2010 2011 Thực hiện Tỷ trọng Thực hiện Tỷ trọng Thực hiện Tỷ trọng Thực hiện Tỷ trọng 1 Thu hoạt động thanh toán 272 17% 384 40% 495 38% 571 25%

2 Thu hoạt động TTTM 60 10% 232 24% 273 21% 270 12%

3 Hoạt động ngân quỹ 17 1% 18 2% 32 2% 41 1.8%

4 Dịch vụ đại lý 25 1% 30 3% 14 1% 122 5.3%

5 Hoạt động bảo hiểm 68 4% 4 0.4% 6 0.5% 8.5 0.4%

6 KDNT, phái sinh 852 54% 137 14% 361 28% 913 40%

Kinh doanh ngoại tệ 835 52% 370 37% 295 23% 798 35%

Sản phẩm phái sinh 17 1% -233 -24% 66 5% 115 5%

7 Dịch vụ khác 198 12% 153 16% 125 10% 344.5 15%

DV BSMS 8 0.5% 15 1.6% 30 2% 31 1.3%

Thu phí dịch vụ thẻ 16 1.0% 25 2.6% 41 3% 71 3%

Thu phí dịch vụ WU 13 1% 27 2.8% 37 3% 19 0.8%

Thu phí dịch vụ kiều hối 1 0% 3 0.3% 2 0.1% 2.5 0.1%

Thu dịch vụ khác (séc quốc tế, bankdraft, thanh toán hoá đơn, repo…)

160 0.1% 83 11% 12 1.4% 221 9.8%

Tổng cộng 1.592 100% 958 100% 1.306 100% 2.270 100%

Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo thường niên 2008-2010, Báo cáo tổng kết hoạt động dịch vụ, Báo cáo phục vụ Hội nghị khách hàng toàn hệ thống năm 2011

Trang 35

Nhìn chung, tại BIDV, hoạt động thanh tốn (bao gồm thanh tốn trong nước và quốc tế) ln là hoạt động đem lại nguồn thu lớn nhất trong thu dịch vụ ròng (cá biệt năm 2011 đứng thứ hai, sau KDNT và phái sinh); kinh doanh ngoại tệ đứng thứ hai (ngoại trừ năm 2011, kinh doanh ngoại tệ vượt lên đầu do trong năm 2011 tỷ giá USD biến động mạnh). Đứng thứ ba là hoạt TTTM với mức đóng góp khoảng từ 10 đến 25% trong tổng thu. Đây cũng chính là những sản phẩm truyền thống, có thế mạnh và “sức sống“ tốt, vẫn tạo được mức tăng trưởng bền vững, mạnh mẽ mặc dù từ năm 2008 đến 2011 suy thoái kinh tế đã ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của các ngân hàng. Các dịch vụ cịn lại mặc dù có sự tăng trưởng qua các năm nhưng mức đóng góp trong tổng thu dịch vụ ròng vẫn chưa cao.

Đồ thị 2.4: Thu dịch vụ rịng theo sản phẩm

Hoạt động thanh tốn

Hoạt động thanh toán (bao gồm thanh toán trong nước và thanh toán quốc tế) là một trong những hoạt động dịch vụ chính của BIDV, đứng đầu về đóng góp phí với tốc độ tăng trưởng từ năm 2008 đến nay trong khoảng từ 17% đến 40%/năm (số phí tuyệt đối năm 2010 và 2011 lần lượt là 495 và 571 tỷ đồng).

- Hoạt động thanh toán trong nước: Từ tháng 9/2005 BIDV đã hoàn thành giai

đoạn một việc triển khai Dự án hiện đại hoá do World Bank tài trợ đến tất cả các chi nhánh trên toàn hệ thống. Đây là nền tảng quan trọng để hoạt động thanh toán trong nước khởi sắc, đẩy nhanh tốc độ xử lý giao dịch, tạo khả năng phát triển các dịch vụ

Trang 36

mới. Các giao dịch chuyển tiền trong toàn hệ thống BIDV được thực hiện trực tuyến và những giao dịch chuyển tiền đi và đến ngoài hệ thống BIDV cũng được thực hiện nhanh chóng ngay trong ngày. Hoạt động thanh tốn trong nước được thực hiện thơng qua các kênh thanh toán điện tử như: Thanh toán điện tử liên ngân hàng (Citad), Thanh toán đa phương, Thanh tốn Homebanking, Thanh tốn qua chương trình nối mạng với VCB (VCB Money), thanh toán trực tuyến chứng khoán....Với thế mạnh là mạng lưới rộng, chất lượng tốt-dịch vụ thanh toán trong nước đã đem lại nguồn thu ổn định, bền vững cho BIDV. Chính điều này đã giúp cho hoạt động thanh tốn có những bước tăng trưởng cao trong những năm gần đây. Cụ thể, doanh số chuyển tiền trong nước năm 2011 đạt 5.2 triệu tỷ, tăng 35% so với năm 2010, số lượng giao dịch chuyển tiền đi và đến trong nước đạt gần 7.5 triệu giao dịch. Hoạt động thanh toán chuyển tiền bằng ngoại tệ trong nước của BIDV năm 2011 tăng 15% so với năm 2010 do BIDV vẫn duy trì phục vụ một số khách hàng lớn như Tổng công ty dầu khí Việt Nam (PV Oil), Liên doanh dầu khí Việt Xô, Dự án nhà máy lọc dầu Dung Quất,...Năm 2011, thu phí thanh tốn trong nước đạt khoảng 537 tỷ đồng, chiếm đến 94% trong tổng phí do hoạt động thanh toán đem lại.

- Hoạt động chuyển tiền quốc tế: Về dịch vụ chuyển tiền quốc tế, hầu hết các chi

nhánh trong hệ thống BIDV đều đã có khả năng cung cấp dịch vụ thanh toán quốc tế trực tiếp ra nước ngồi cho khách hàng thơng qua hệ thống SWIFT. Tuy vậy, đây không phải là thế mạnh dịch vụ của BIDV; tính đến 31/12/2011, thu ròng từ dịch vụ chuyển tiền quốc tế chỉ đạt 35 tỷ đồng. Hiện hoạt động chuyển tiền quốc tế đóng góp khoảng 6% mức phí hoạt động thanh toán.

Dịch vụ kinh doanh ngoại tệ và các sản phẩm phái sinh

Nhìn chung, đây là hoạt động mang lại mức thu ròng đứng hàng thứ hai trong tổng thu dịch vụ (sau dịch vụ thanh tốn). Thu từ kinh doanh ngoại tệ năm sau ln cao hơn năm trước, cá biệt năm 2008 cao hơn gấp 7 lần năm 2007 và năm 2011 gấp gần 3 lần so với năm 2010 do việc tỷ giá USD biến động mạnh mẽ trên thị trường tạo ra nhiều cơ hội trong kinh doanh tiền tệ. Việc BIDV mua được một lượng lớn ngoại tệ từ một số đối tác có nguồn thu xuất khẩu lớn (PV Oil, Tổng công ty lương thực miền Nam, các công ty thủy sản trên địa bàn và một số tổ chức khác như Sở Tài chính, Ban Quản lý các dự án...) trong điều kiện khan hiếm nguồn USD trong thời gian qua đã đem lại cho BIDV một khoảng lợi nhuận đáng kể trong kinh doanh ngoại tệ.

Trang 37

Về hoạt động phái sinh, BIDV là ngân hàng đầu tiên được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp phép để phát triển các nghiệp vụ phái sinh như quyền chọn giữa ngoại tệ và ngoại tệ, quyền chọn giữa ngoại tệ và VND, tiền gởi cơ cấu (dual currency deposit). Ngồi ra, BIDV cịn cung cấp các giao dịch như: giao dịch hối đoái giao ngay, hối đoái kỳ hạn, quyền chọn lãi suất, giao dịch hàng hoá tương lai đối với mặt hàng cà phê, cao su và hiện nay đang triển khai cho mặt hàng kim loại. Bắt đầu triển khai từ năm 2007 song đến quý I/2008 (thời điểm các doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu và giá trên thị trường quốc tế tăng cao) các giao dịch phái sinh mới nở rộ. Quý III và IV năm 2008, khi khủng hoảng tài chính thế giới xảy ra làm giá xuất khẩu giảm mạnh (trên 50%) và việc BIDV thắt chặt giao dịch nhằm hạn chế rủi ro đối tác, các giao dịch phái sinh trầm lắng trở lại. Sáu tháng đầu năm 2009, thu ròng các sản phẩm phái sinh âm 233 tỷ, chủ yếu do chi phí thực hiện nghiệp vụ SWAP 300 triệu USD với NHNN để đảm bảo tốt khả năng thanh khoản do dư nợ tín dụng VND tăng nhiều so với huy động vốn VND. Tuy nhiên, do giao dịch phái sinh tại BIDV hiện nay bao gồm cả giao dịch sổ ngân hàng (mục đích là để cân đối nguồn USD dư thừa trong ngắn hạn và kết hợp với lợi ích của hoạt động tín dụng) nên lợi ích từ hoạt động phái sinh phải được xem xét gắn liền với lợi ích từ các hoạt động khác. Đến cuối năm 2011, thu từ các giao dịch phái sinh đạt 115 tỷ đồng, mặc dù chiếm tỷ trọng thấp trong tổng thu dịch vụ nhưng nó đã góp phần đa dạng hóa dịch vụ và được nhiều khách hàng trong lĩnh vực giao dịch phái sinh biết đến.

Hoạt động tài trợ thương mại (TTTM)

Thu nhập hoạt động TTTM năm 2011 đạt 270 tỷ đồng, tăng 19% so với năm 2010. Một kết quả đáng ghi nhận là doanh số thanh toán xuất nhập khẩu tăng đều trong các năm do từ năm 2006 đến nay do BIDV mở rộng việc ký kết Thoả thuận hợp tác phát triển tồn diện với nhiều cơng ty, tổng cơng ty, các tập đồn kinh tế lớn. Tuy nhiên, do chính sách phí ưu đãi đối với các khách hàng này nên phần phí dịch vụ thu được khơng tăng tương ứng theo doanh số thanh toán. Mặt khác, khách hàng của BIDV đối với dịch vụ này chủ yếu là những doanh nghiệp có quan hệ lâu dài với BIDV, rất ít khách hàng mới chứng tỏ sức cạnh tranh của dịng sản phẩm này chưa cao. Ngồi các dịch vụ thanh tốn truyền thống, BIDV cịn mở rộng các dịch vụ như thanh toán biên mậu, thanh toán CAD (Cash Against Document), phát hành séc thanh toán Ngân hàng (Bank Drafts), Tradecard ...

Trang 38

Về thị phần, dịch vụ TTTM của BIDV còn chiếm tỷ trọng thấp so với các NHTM khác, doanh số nhập khẩu chiếm khoảng 5,73%, doanh số xuất khẩu chiếm 1,95% (Nguồn: Báo cáo hoạt động TTTM năm 2011-Trung tâm Tác nghiệp tài trợ miền Nam- BIDV). Ngoài ra, mức tăng doanh số và thu phí tài trợ nhập khẩu của BIDV vẫn thấp hơn so với tăng trưởng nhập khẩu của cả nước, cho thấy thị phần về tài trợ nhập khẩu của BIDV đang giảm dần. Đây quả là một thách thức to lớn đối với hoạt động TTTM của BIDV, địi hỏi BIDV phải có những nỗ lực hơn nữa để đẩy mạnh hoạt động thanh toán quốc tế vốn là một nghiệp vụ rất cơ bản của ngân hàng.

Dịch vụ thẻ

Về thẻ ghi nợ nội địa, dịch vụ ATM của BIDV bắt đầu khai trương tới khách hàng vào tháng 6/2002 nhưng đến cuối năm 2004 hệ thống ATM mới kết nối trực tuyến với hệ thống tài khoản khách hàng. Hiện hệ thống ATM của BIDV đã chính thức kết nối với 13 ngân hàng thành viên còn lại trong liên minh thẻ Banknet, Smarlink và VNBC do vậy khách hàng có thể thực hiện rút tiền, vấn tin số dư tài khoản tại bất kỳ máy ATM nào của BIDV cũng như của các hệ thống thẻ trên (trừ Habubank, Ocean Bank và Westernbank). BIDV cung cấp thẻ ATM nội địa như: ATM Etrans365+, Thẻ vạn dặm, Thẻ Harmony với chức năng cơ bản là rút tiền và chuyển khoản trong cùng hệ thống BIDV; các dịch vụ giá trị gia tăng như nạp tiền điện thoại di động trả trước (vntopup), dịch vụ thanh toán hoá đơn tiền điện, nước, điện thoại, cước internet, phí bảo hiểm, mua vé máy bay ...vẫn chưa triển khai phổ biến.

Bảng 2.5: Số lượng phát hành và thanh toán thẻ ghi nợ nội địa

Chỉ tiêu Đến năm 2007 Đến năm 2008 Đến năm 2009 Đến năm 2010 Đến năm 2011

Số lượng thẻ phát hành ( thẻ) 1.014.885 1.500.000 1.850.000 2.713.500 2.682.222

Số lượng máy ATM (chiếc) 693 993 1.017 1.200 1.295

Tần suất giao dịch (lần/máy) 3.983 3.650 3.274 3.159 2.984 Nguồn: Báo cáo tình hình hoạt động thẻ từ năm 2007 đến 2011-Trung tâm thẻ BIDV

Từ bảng trên ta có thể nhận thấy rằng số lượng thẻ và máy ATM tăng dần qua các năm, tuy nhiên tần suất giao dịch không tăng theo tương ứng, thậm chí giảm dần qua các năm từ năm 2007 đến 2011. Điều này chứng tỏ, một mặt do khách hàng thực hiện các giao dịch thẻ BIDV tại các máy ATM của các ngân hàng khác trong Banknetvn, Smarlink và VNBC; mặt khác, do chất lượng dịch vụ ATM BIDV chưa cao, tình trạng

Trang 39

máy ATM tạm ngừng phục vụ do hết tiền, lỗi kỹ thuật hoặc nghẽn mạch đường truyền, ... vẫn còn xảy ra khá phổ biến, đặc biệt là vào các ngày nghỉ, lễ tết nên khách hàng chuyển sang dùng thẻ ATM của các ngân hàng khác khiến doanh số ATM trở nên “ảo” hơn, nghĩa là khách hàng mở thẻ nhưng không dùng ngày càng nhiều. Hiện thẻ ghi nợ nội địa của BIDV đứng thứ 5 (9%)trên thị trường thẻ ghi nợ nội địa cả nước.

Nguồn: Báo cáo Hội thẻ ngân hàng VN 2006-2011; Báo Tuổi trẻ ngày 26/04/2011. Đồ thị 2.6: Số lượng thẻ ghi nợ của BIDV so với một số đối thủ cạnh tranh chủ yếu Riêng với thẻ tín dụng quốc tế, BIDV mới chính thức bước vào thị trường thẻ quốc tế từ tháng 3/2009 đồng thời mới chỉ phát hành thẻ tín dụng quốc tế (BIDV Precious), chưa phát hành thẻ ghi nợ quốc tế nên số lượng thẻ quốc tế phát hành còn rất khiêm tốn, chưa tạo được bất kỳ dấu ấn nào trên thị trường thẻ quốc tế của Việt Nam. Do là sản phẩm mới triển khai và đang thực hiện các chính sách ưu đãi về phí thường niên nên doanh số thu phí từ các sản phẩm này rất khiêm tốn, chỉ đạt triệu đồng. Số lượng thẻ phát hành chủ yếu tập trung ở các khu vực kinh tế phát triển là khu vực động lực phía Bắc và phía Nam, đặc biệt ở hai địa bàn Hà Nội và TPHCM. Một số chi nhánh có tiềm năng (các địa phương mạnh về du lịch - có thể phát triển mạnh điểm chấp nhận thẻ POS) nhưng hoạt động chưa hiệu quả như Bà Rịa, Thăng Long, Hải Phòng, Từ Sơn, Thừa Thiên Huế, Lâm Đồng, Cần Thơ. Ngoài ra, BIDV là đơn vị chấp nhận thanh toán thẻ Visa, Mastercard tại quầy và thanh toán thẻ Visa qua hệ thống ATM.

Xét về số lượng đơn vị chấp nhận thẻ và POS: tồn hệ thống hiện có 3.516 POS

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển dịch vụ tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam (BIDV) (Trang 43 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)